thoaihoacongsongvn’s blog

Cung cấp các thông tin các bệnh về thoái hóa cột sống, các bệnh lí, dấu hiệu , nguyên nhân , cách điều trị và phòng chống bệnh, để bạn luôn có một hệ xương khớp khỏe mạnh nhất.

Tắm cho trẻ sơ sinh bằng gì là tốt nhất?

Nước tắm là yếu tố quan trọng tác động lên da bé mỗi khi tắm, do đó các mẹ không nên chọn bừa một loại nước tắm nào đấy để cho trẻ sử dụng. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại sản phẩm sữa tắm cho bé an toàn mà lại giúp mẹ tiết kiệm thời gian, có mùi thơm khiến bé thích thú khi tắm. Ngoài ra, các mẹ có thể sử dụng những phương pháp tắm dân gian cho trẻ cũng rất an toàn mà lại hiệu quả.

>>> Xem thêm: Tắm lá vối cho trẻ sơ sinh liệu có tốt như các mẹ nghĩ

Nước tắm cho bé theo phương pháp hiện đại

Nước trắng sạch

Nước sạch là yếu tố đầu tiên mà mình muốn nói đến với các mẹ. Các mẹ có thể cho bé tắm nước trắng sạch đã làm ấm, nhiệt độ khoảng 38 độ C là nhiệt độ thích hợp nhất với cơ thể bé. Nước đun sôi có thể tiêu diệt phần lớn các loại vi khuẩn gây hại cho bé nên các mẹ có thể yên tâm sử dụng.

Dầu tắm cho trẻ sơ sinh

Không phải loại dầu tắm nào cũng tốt cho bé, khi tắm với dầu tắm cho bé, bạn cần chọn loại dầu tắm chuyên biệt dành riêng cho bé, có nồng độ PH phù hợp với làn da của bé.

Các loại dầu tắm, sữa tắm cho trẻ sơ sinh có thương hiệu uy tín trên thế giới như: Bubchen, Lactacyd Milky, Chicco, Johnson's Baby,...

Nước tắm cho bé theo phương pháp dân gian

Lá kinh giới

Lá kinh giới với tính chất sát khuẩn sẽ nhanh chóng cải thiện tình trạng rôm sảy của bé. Mẹ có thể lấy lá kinh giới tươi, đem giã nát, chắt lấy nước rồi pha thành nước tắm cho bé. Hoặc sử dụng lá kinh giới khô, đem đun sôi lên.

Lá chè xanh

Lá chè xanh có rất nhiều công dụng như điều trị các bệnh viêm loét, hăm tã, da bị lở loét. Vào mùa đông việc đóng bỉm hàng ngày có thể khiến da trẻ bị hăm, lở loét, tắm lá chè xanh tuần 2 lần hoặc rửa bộ phận sinh dục cho bé bằng lá chè xanh hàng ngày sẽ phòng ngừa được hăm tã cho trẻ. Cách nấu nước lá chè xanh tương tự như hướng dẫn ở trên, khi tắm mẹ có thể thêm vào đó một vài hạt muối.

Lá tía tô

Mẹ có thể lấy lá tía tô rửa sạch, cho vào cối giã nát để lấy nước cốt chấm lên toàn bộ da của con vài lần mỗi ngày. Để nước cốt lá tía tô trong khoảng 10-15 phút cho khô bề mặt rồi đi tắm hoặc lau lại bằng nước ấm cho con là ổn.

Lá ngải cứu

Vào mùa đông tắm lá ngải cứu không những giúp trẻ trị mẩn ngứa, ghẻ lở, chống hăm, làm dịu các vết thương và viêm hiệu quả. Tắm lá ngải cứu còn giúp bé giải cảm, phòng tránh cảm cúm trong mùa lạnh hiệu quả và có cảm giác ấm áp hơn khi tắm.

Cách tắm: Lá ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi nước nấu sôi lên một lúc cho lá ngải tiết ra nước, sau đó pha với nước tắm cho bé, có thể thêm vài hạt muối hột trong chậu tắm.

Lá dâu tằm

Cũng là một trong những loại lá phổ biến. Để chế thành nước tắm cho bé, mẹ hãy lấy một nắm lá dâu tằm, rửa thật sạch rồi cho vào nồi nước, đun sôi. Chờ nước nguội bớt thì bỏ lá ra tắm cho bé (mẹ nên nấu nhiều nước rồi dùng chính nước đó để nguội bớt tắm cho bé, không pha thêm nước lạnh nữa). Nếu con bị rôm sảy, mẹ có thể dùng hạt đậu xanh còn nguyên vỏ, tán mịn rồi rắc lên vùng da nhiều rôm của bé sau khi tắm với nước dâu tằm. Làm như vậy liên tục vài ngày là rôm không mọc nữa, nốt rôm cũ cũng dịu đi khiến bé dễ chịu hơn.

4 cách dùng ngải cứu trị đau lưng hiệu quả nhất hiện năm 2019

Đau lưng là hiện tượng khá phổ biến trong cuộc sống, trong chúng ta ai cũng ít nhất một lần trong đời bị đau lưng. Chữa trị đau lưng cũng có nhiều biện pháp, trong đó dùng ngải cứu trị đau lưng là phương pháp được nhiều người tin tưởng sử dụng. Cùng tìm hiểu xem thực sự có tác dụng ngải cứu trị đau lưng và cách làm như thế nào trong bài viết dưới đây nhé.

>>>  Xem thêm:  Đau lưng dưới bên trái, phải gần mông - Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh

f:id:thoaihoacongsongvn:20190214132033j:plain

Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của ngải cứu

Ngải cứu là loại cây rất quen thuộc trong đời sống của nhân dân ta. Đây vừa là một loại thực phẩm cũng vừa là một dược liệu có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Theo khoa học, ngải cứu là một loại cây thuộc họ cúc, có tên khoa học là Artemisia vulgaris. Ngải cứu còn được gọi là cây thuốc cứu, cây ngải diệp hoặc nhả ngải, quá sú hoặc cỏ linh ly, tùy từng địa phương.

Về đặc điểm sinh học thì ngải cứu là loại cây rất dễ để nhận biết. Ngải cứu thân thảo, mọc thành từng đám lớn, ở nơi ẩm thấp, ven cạnh sông suối ao hồ. Cây cao từ 20-40cm, trên thân thường xuất hiện các rãnh dọc, lá cây mọc so le từ thân với hai màu khác nhau. Mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới màu xanh trắng nhạt hơn, mặt lá có lông.

Trong các tài liệu y học cổ truyền ghi chép, ngải cứu có mùi thơm, vị đắng, tính ấm, khi đi vào cơ thể giúp tán hàn, trừ thấp, điều hòa khí huyết. Ngoài ra, ngải cứu còn có tác dụng giảm đau, kháng viêm nên được sử dụng làm dược liệu cho các bài thuốc điều trị đau bụng kinh, đau nhức, tê mỏi xương khớp.

Dùng ngải cứu trị đau lưng là cách làm phổ biến, đơn giản và đem lại hiệu quả cao. Hơn nữa, ngải cứu lại không độc hại, không phát sinh ra tác dụng phụ nên được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng. Sau đây sẽ là hướng dẫn một số cách sử dụng ngải cứu điều trị bệnh đau lưng.

 

4 cách dùng ngải cứu trị đau lưng

 

Bài thuốc uống từ ngải cứu

  • Cách 1: đơn giản nhất là sử dụng ngải cứu tươi, rửa sạch, giã nát rồi chắt lấy nước uống. Có thể uống mỗi ngày đến khi khỏi bệnh thì thôi.
  • Cách 2: ngải cứu và mật ong. Cũng giống cách làm trên, tuy nhiên, khi chắt lấy nước rồi bạn trộn thêm cùng vài thìa mật ong rồi uống. Cách làm này rất dễ uống, bổ dưỡng và hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà được.
  • Cách 3: kết hợp ngải cứu với lá lốt, cỏ xước, chìa vôi làm thành bài thuốc điều trị bệnh đau lưng. Mỗi ngày sắc lấy một thang để uống.

 

Bài thuốc đắp từ ngải cứu trị đau lưng

  • Cách 1: ngải cứu rang muối. Đem ngải cứu rửa sạch rồi rang với muối hạt, sau đó, để nhiệt độ vừa phải rồi đắp lên vùng lưng bị đau, tránh nóng quá sẽ khiến vùng lưng bị bỏng. Đắp 20 phút mỗi ngày, thực hiện cho đến khi bệnh đỡ thì thôi.
  • Cách 2: ngải cứu và giấm gạo. Ngải cứu rửa sạch, cắt nhỏ rồi đem đun với một chén giấm gạo. Sau đó, đem hỗn hợp trên chườm trên lưng, mỗi lần chườm từ 15-20 phút, giống như đánh cảm. Thực hiện đều đặn hàng ngày sẽ thấy hiệu quả.
  • Cách 3: đắp ngải cứu trị đau lưng. Mua điếu ngải về, đặt lên vùng bị đau rồi đốt. Ngải cứu khô sẽ từ từ cháy, tinh chất trong điếu ngải sẽ từ từ thấm ra giúp giảm đau lưng hiệu quả.

 

Các món ăn từ ngải cứu trị đau lưng

Ngoài việc sử dụng làm thuốc ra thì ngải cứu cũng là loại thực phẩm được rất nhiều người ưa chuộng. Ngải cứu kết hợp được với rất nhiều các loại thực phẩm khác nhau, ăn vào vừa có tác dụng bồi bổ cơ thể, vừa có tác dụng chữa đau lưng.

Món gà hầm lá ngải ăn vào giúp giảm đau lưng, còn giúp bồi bổ khí huyết, nâng cao sức khỏe. Cách làm như sau: gà và ngải cứu làm sạch, cho vào nồi, thêm gia vị vừa đủ rồi hầm như trong 2 tiếng đến khi gà chín mềm là được, bắc ra ăn nóng.

 

Trên đây là một số cách cơ bản sử dụng ngải cứu trị đau lưng. Ngoài việc sử dụng ngải cứu để chữa bệnh thì bệnh nhân còn phải lưu ý đến chế độ sinh hoạt, làm việc, tích cực thể dục thể thao và tránh xa các chất kích thích gây hại. Thực hiện được tốt các việc này thì bệnh tật sẽ được đẩy lùi nhanh chóng.

Bà bầu bị đau vai gáy: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trong giai đoạn thai kỳ, đặc biệt vào những tháng cuối, có rất nhiều trường hợp bà bầu bị đau vai gáy. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của hiện tượng này là như nào? Đồng thời có biện pháp nào để giải quyết tình trạng bà bầu bị dau vai gay không? Mời các bạn cùng đón đọc và tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

f:id:thoaihoacongsongvn:20190213170046j:plain

 

Triệu chứng bà bầu bị đau vai gáy

Vào ba tháng cuối của giai đoạn thai kỳ, rất nhiều bà bầu xuất hiện tình trạng đau vai gáy. Các triệu chứng nổi bật của bệnh trạng này là:

  • Cảm giác đau âm ỉ kéo dài ở vùng vai gáy cổ. Cũng có thời điểm cơn đau xuất hiện một cách bất ngờ, co giật từng cơn khiến người bệnh gặp nhiều đau đớn và ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
  • Cơn đau mở rộng vị trí đau, thường gặp nhất là lan lên vùng đầu, thái dương và vùng cánh tay. Khi các triệu chứng bà bầu bị đau vai gáy lan lên thái dương, khiến người bệnh đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, dễ bị stress, ảnh hưởng không tốt đến cho cả mẹ và bé.
  • Khi các cơn đau lan xuống cánh tay, gây ra cảm nhức đau mỏi, ê buốt ở cánh tay. Các khớp ngón tay dễ bị tê cứng, khó cử động. Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến việc các khớp bị sưng to, biến dạng hoặc các cơ bị teo nhỏ, yếu liệt.

 

Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau vai gáy

Một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến như sau:

  • Cân nặng tăng nhanh quá mức: ở phụ nữ mang thai, đặc biệt vào những tháng cuối thì cân nặng tăng lên một cách nhanh chóng. Chính điều này đã khiến cho xương khớp phải chịu thêm nhiều áp lực, bị chèn ép, thoái hóa dẫn đến đau nhức.
  • Tư thế ngủ. Khi mang thai, cùng với sự phát triển của thai nhi thì bụng dưới của chị em phụ nữ sẽ to lên nhanh chóng. Chính vì thế, tư thế ngủ sẽ là nằm nghiêng là thuận lợi nhất. Tuy nhiên, việc nằm ngủ ở một tư thế này quá lâu cũng có thể dẫn đến việc bà bầu bị đau vai gáy. Do đó, nên tranh thủ thay đổi tư thế ngủ để phòng tránh đau vai gáy tốt hơn.
  • Hồi chứng Tiền sản giật và hội chứng rối loạn huyết áp. Các hội chứng này dễ gây ra đau vai gáy, huyết áp tăng cao, hay buồn nôn và có thể dẫn đến tử vong.
  • Mang thai ngoài tử cung. Điều này khiến cơ hoành bị chèn ép và các mạch máu có thể vỡ ra, bà bầu bị đau vai gáy và đau bụng, cơn đau tăng dẫn lên mỗi khi di chuyển.
  • Viêm màng não, thường có các triệu chứng đau vai gáy đi kèm với sốt cao kéo dài. Bệnh có thể lây sang cho trẻ với các biến chứng nguy hiểm, do đó cần khám và điều trị sớm.
  • Các vấn đề về tiêu hóa. Việc tiêu hóa của bà bầu diễn ra chậm lại, hay bị đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu, các vấn đề tế túi mật, dạ dày sẽ dẫn đến bà bầu bị đau vai gáy và đau bụng.
  • Các bệnh lý về xương khớp: một số bệnh lý về cột sống như thoái hóa, thoái vị sẽ càng biểu hiện rõ và gây nhiều đau đớn hơn ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

 

Cách điều trị đau vai gáy khi mang thai hiệu quả

Khi xuất hiện các triệu chứng và nguyên nhân trên, tốt nhất người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, nên thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng và điều trị bà bầu bị đau vai gáy sau đây:

  • Thực hiện đúng các tư thế. Mang thai là một quá trình hết sức đặc biệt, do đó phụ nữ mang thai nên điều chỉnh các tư thế của bản thân, nhất là tư thế đi lại, ngồi hay nghỉ ngơi để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Tắm và ngâm mình trong nước ấm sẽ giúp các mạch máu được lưu thông tốt hơn, từ đó giúp xoa dịu cơn đau một cách hiệu quả.
  • Bà bầu bị đau vai gáy thì không nên bê vác, thực hiện các hoạt động nặng.
  • Thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ các chất cho mẹ và bé.
  • Không nên ngồi lâu một chỗ, nên thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng hoặc đi bộ chậm để tốt cho sức khỏe hơn.
  • Khám thai và khám sức khỏe định kỳ để nhanh chóng phát hiện và xử lý các vấn đề bất ngờ.

 

Trên đây là thông tin về hiện tượng bà bầu bị đau vai gáy. Hy vọng thông tin này là có ích và chúc các bà bầu luôn luôn khỏe mạnh.

 

3 bài thuốc đông y chữa yếu sinh lý nam hiệu quả nhất 2019

Yếu sinh lý nam khiến cho phái mạnh mất tự tin và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt vợ chồng. Để giải quyết vấn đề đó, hôm nay tôi xin phép giới thiệu với các bạn 3 bài thuốc đông y chữa yếu sinh lý nam hiệu quả được lưu truyền đến ngày nay.

>>> 5 bài thuốc trị yếu sinh lý nam giới bằng Đông y đơn giản tại nhà

Thuốc đông y chữa yếu sinh lý nam có thực sự hiệu quả?

Ngày nay, tình trạng yếu sinh lý đã được nhận định rõ là do nhiều nguyên nhân cùng ảnh hưởng như: vấn đề tim mạch, tuổi tác, tình trạng sức khỏe, thận, tâm lý...Điều trị yếu sinh lý lúc này là điều t

f:id:thoaihoacongsongvn:20190131105715j:plain


rị nguyên nhân và triệu chứng của các bệnh lý trên.

Còn đối với y học cổ truyền, thận là cơ quan chủ quản về đường sinh dục. Thận hư, suy yếu là nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém trong sinh lý. Chính vì lý do đó, đông y đã nghiêm cứu và sáng tạo ra các bài thuốc đông y chữa yếu sinh lý nam.

Các bài thuốc này lấy việc bổ thận làm chủ đạo, thận có khỏe mạnh thì tinh khí trong cơ thể mới dồi dào, sinh lực mới mạnh mẽ, các vấn đề về yếu sinh lý mới được giải quyết. Ngoài ra, các bài thuốc đông y còn giúp bồi bổ các tạng phủ, giúp cân dương âm bằng, khí huyết thịnh vượng, lưu thông dễ dàng, bệnh tật được đẩy lùi nhanh chóng.

Vì các bài thuốc đông y chữa yếu sinh lý nam có tác dụng tốt như vậy nên trên thị trường hiện nay có nhiều thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Do đó, người bệnh cần lựa chọn những cơ sở bán uy tín, chất lượng, tránh cho việc tiền mất, tật mang.

 

3 bài thuốc đông y chữa yếu sinh lý nam hiệu quả

Bài thuốc số 1: Đại bổ thận

Đây là bài thuốc giúp bồi bổ khí huyết, cải thiện chức năng của thận, từ đó giúp giải quyết các vấn đề về yếu sinh lý.

Chuẩn bị: húc bồn tử, hoài sơn, thạch liên tử, kim anh tử, sa sàng tử, nhục thung dung, dâm dương hoắc, đại thục địa, hồ đào, cửu thái tử.

Cách làm: mỗi ngày sắc 1 thang thuốc trên, chia làm 3 lần uống hết trong ngày.

 

Bài thuốc số 2: Đại bổ phục dương hoàn

Bài thuốc này có công dụng bổ trạng tráng dương, sinh tinh bổ huyết, tăng khả năng cương cứng, trị chứng dương nuy, tăng độ dẻo dai, bền bỉ, cải thiện việc xuất tinh sớm, cải thiện chất lượng tinh trùng, tinh trùng yếu, tinh trùng loãng...

Chuẩn bị: Đương quy, thục địa, ba kích, kỷ tử, ngũ vị tử, hạt sen, sa sàng, hồ đào, nhục thung dung.

Cách làm: mỗi ngày sắc 1 thang thuốc trên, chia làm 3 lần uống hết trong ngày, sau 1 tháng sử dụng sẽ thấy hiệu quả.

 

Bài thuốc 3: Hồi xuân phục dương thang

Bài thuốc đông y chữa yếu sinh lý nam tăng cường khả năng sinh lý, kéo dài thời gian cương cứng, kéo dài thời gian quan hệ, giúp đàn ông lấy lại bản lĩnh phái mạnh.

Chuẩn bị: Phúc bồn tử, dâm dương hoắc, thạch liên tử, kim anh tử, sà sàng tử, câu ky tử, đại thục địa, cửu thái tử, phúc bồn tử, thỏ ty tử.

Cách làm: mỗi ngày sắc 1 thang thuốc trên, chia làm 3 lần uống hết trong ngày. Kiên trì sử dụng sau 15-20 ngày sẽ thấy được hiệu quả như mong muốn.

 

Lưu ý khi sử dụng thuốc

Bài thuốc đông y chữa yếu sinh lý nam an toàn và hiệu qảu, lại ít tác dụng phụ nên được nhiều nam giới tín nhiệm sử dụng. Để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất bạn nên thực hiện đúng những điều cần lưu ý dưới đây:

  • Thực hiện theo đúng sự chỉ dẫn về cách sắc thuốc bao gồm liều lượng và thời gian uống thuốc. Không tự ý thêm các dược liệu hoặc ngừng uống thuốc trước thời hạn.
  • Một thang thuốc đông y chữa yếu sinh lý nam có thể chia làm nhiều lần uống, không nên quá nhiều thuốc 1 lần, vì có thể phát sinh ra các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Uống thuốc khi còn ấm nóng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Thậm chí uống thuốc khi đã nguội còn làm giảm đi hiệu quả dược lực của thuốc.
  • Nên kết hợp sử dụng thêm các loại đồ ăn bồi bổ, tăng cường sinh lý như tôm, hàu, rau hẹ...
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe và tăng cường sinh lý.
  • Thực hiện quan hệ tình dục đều đặn, thường xuyên, không quá đà.

 

Trên đây là 3 bài thuốc đông y chữa yếu sinh lý nam hiệu quả. Chúc các bạn áp dụng thành công và có một sinh lý thật khỏe mạnh.

Đau nhức khớp gối là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều tri hiệu quả

Đau khớp gối trái ngày càng phổ biến và nhận được nhiều sự quan tâm người bệnh, đặc biệt là người trẻ tuổi khi tỉ lệ mắc bệnh ở độ tuổi này ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Vậy đau nhức khớp gối là bệnh gì và cách điều trị bệnh ra sao? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

f:id:thoaihoacongsongvn:20190123104721j:plain

Đau nhức khớp gối là bệnh gì?

 

Đau nhức khớp gối là triệu chứng thường gặp khi bị mắc phải một trong các bệnh xương khớp sau: viêm đa khớp dạng thấp, viêm màng hoạt dịch, thoái hóa khớp gối hoặc là các chấn thương tại đầu gối.

 

Nguyên nhân gây đau nhức khớp gối

 

Đau nhức khớp gối sinh ra bởi 2 nguyên nhân chủ yếu là:

  • Nguyên nhân do chấn thương
  • Nguyên nhân bệnh lý

 

Dù là nguyên nhân gây bệnh là gì đi nữa thì bệnh cũng cần được điều trị sớm. Nếu không người bệnh vừa phải chịu đựng những cơn đau vừa sẽ phát sinh các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng đi lại, vận động của bản thân.

 

4 chấn thương dễ gây ra đau khớp gối

 

  • Giãn hoặc đứt dây chằng: trong quá trình vận động, chơi thể thao, các hoạt động kéo căng dây chằng một cách đột ngột, hoặc các tai nạn bất ngờ có thể khiến dây chằng bị giã, tệ hơn là bị đứt. Khi dây chằng bị giãn hoặc bị đứt sẽ gây ra những cơn đau âm ỉ, kéo dài ở vùng đầu gối.
  • Rách gân: gân là cơ quan để liên kết 2 khớp xương với nhau. Trong quá trình hoạt động, gân và cơ dễ bị căng, đứt rách gây viêm nhiễm. Vùng gân bị đứt, rách sưng to gây đau đớn cho bệnh nhân liên tục.
  • Nhuyễn sụn xương bánh chè: bệnh thường xảy ra ở những những người phải vận động đầu gối mới cường độ mạnh và liên tục như vận động viên điền kinh...
  • Viêm gân bánh chè: khi các chấn thương tác động vào phần dây chằng nối xương bánh chè với xương ống khuyển sẽ gây ra tình trạng đau nhức khớp gối.

 

3 bệnh lý gây đau nhức khớp gối phổ biến

 

  • Thoái hóa khớp: Bệnh thường phát sinh ở người trung niên và cao tuổi, khi xương khớp cơ thể bị lão hóa với tốc độ nhanh, tốc độ hồi phục thấp. Thoái hóa khớp khiến cho phần sụn bị tổn thương, bong tróc dần, dịch khớp tiết ra ít, làm khô khớp, xương khớp khi vận động sẽ va chạm vào nhau gây đau đớn và phát ra các tiếng lục cục, lạo xạo...
  • Viêm đa khớp dạng thấp: đây là một căn bệnh tự miễn có tính chất mãn tính, với biểu hiện là các khớp bị sưng đau, nóng đỏ và nhất là đau cứng khớp vào buổi sáng. Khớp gối là một khớp lớn của cơ thể nên biểu hiện rất rõ. Đau nhức khớp gối do viêm đa khớp dạng thấp có tính chất đối xứng nên sẽ gây đau nhức cả 2 bên đầu gối.
  • Bệnh gout: đây là căn bệnh do cơ thể hấp thụ quá nhiều purin, purin dư thừa không được đào thải sẽ sản sinh ra acid uric, lắng đọng tác các khớp xương gây ra các cơn đau gout. Bệnh gout biểu hiện ra là các cơn đau nhức đầu gối, chân tay, khuỷu tay...cùng với đó là sưng nóng đỏ, xuất hiện các hạt tophi và biến dạng khớp.

 

Cách điều trị bệnh đau nhức khớp gối

Sau khi đã biết được đau nhức khớp gối là bệnh gì và nguyên nhân gây bệnh như nào, ta sẽ dễ dàng hơn trong quá trình điều trị. Việc tốt nhất bạn nên làm là đi khám và điều trị tại các cơ sở y tế chất lượng, uy tín. Ngoài ra, bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng những cách sau:

  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là khi trời lạnh hoặc thay đổi thời tiết, để phòng ngừa bệnh nặng hơn hoặc cơn đau tái phát.
  • Giảm đau bằng cách chườm nóng hoặc tắm nước nóng, xoa bóp bằng dầu nóng.
  • Cân bằng thời gian giữa làm việc và nghỉ ngơi, không lao động quá sức, bê vác vật quá nặng.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin, omega-3 và collagen vào  bữa ăn hàng ngày. Hạn chế sử dụng rượu bia và chất kích thích.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên để duy trì độ dẻo dai, linh hoạt cho xương khớp đồng thời giúp duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
  • Sử dụng các thực phẩm chức năng, tăng cường độ chắc khỏe cho xương khớp, và làm chậm quá trình lão hóa.

 

Trên đây là toàn bộ thông tin về đau nhức khớp gối là bệnh gì, nguyên nhân và cách điều trị. Hy vọng thông tin này là hữu ích và chúc các bạn có nhiều sức khỏe.

 

Thoái hóa cột sống nên ăn gì và không nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh

Trong quá trình điều trị bệnh thoái hóa cột sống, ngoài việc uống thuốc và tập luyện các bài tập bổ trợ ra thì điều cần thiết nữa là phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp hồi phục nhanh hơn và rút ngắn thời gian điều trị. Bị thoái hóa cột sống nên ăn gì và không nên ăn gì sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

f:id:thoaihoacongsongvn:20190114120920j:plain



>>>  Đọc thêm: Thoái hóa cột sống là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bị thoái hóa cột sống nên ăn gì?

 

Thực phẩm cho người bệnh thoái hóa cột sống phải đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, giúp cho việc chữa lành các tổn thương diễn ra tốt đẹp hơn. Cụ thể các thực phẩm đó là:

 

Đậu nành

 

Trong đậu nành có chứa hoạt chất Genistein, giúp tăng cường độ chắc khỏe của xương. Đồng thời lượng đạm trong đậu nành rất tốt cho cơ thể, không gây ra các nguy cơ bệnh tim mạch như đạm động vật. Đậu nành còn đặc biệt tốt cho sức khỏe sinh sản của phái nữ.

Các món ăn được chế biến từ đậu nành mà người bệnh nên sử dụng cho bữa ăn hằng ngày là: đậu hũ, nước đậu, nước tương...

 

Các loại nước hầm xương

 

Trong các loại thực phẩm mà bị thoái hóa cột sống nên ăn gì thì không thể không kể đến các loại nước hầm xương. Nước hầm xương động vật cung cấp lượng lớn canxi, glucosamine và chondroitine giúp cho xương khớp, gân, sụn...luôn được chắc khỏe, dẻo dai. Đặc biệt đối với người Á Đông không quen sử dụng các loại thực phẩm bổ sung canxi như phomat, sữa...thì nước hầm xương lại là lựa chọn tốt và quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày.

 

Sữa động vật và thực phẩm từ sữa

 

Sữa là nguồn cung cấp rất nhiều canxi, khoáng chất tốt cho sự phát triển thể chất, cũng như phòng chống bệnh loãng xương. Ngoài ra, sữa có thể chế biến thành đa dạng các loại thực phẩm khác nhau để người dùng lựa chọn như sữa chua, bơ, phomat...Uống 1-3 ly sữa mỗi ngày giúp cơ thể bạn khỏe mạnh và phòng chống bệnh thoái hóa cột sống tốt hơn.

 

Nấm

 

Nấm là loại thực phẩm cung cấp các loại đạm thực vật an toàn cho cơ thể. Đạm thực vật lành tính và không chứa các loại cholesterol xấu, có hại cho sức khỏe tim mạch. Ăn đạm thực vật từ nấm cũng không gây béo phì, thừa cân, làm tăng áp lực lên cột sống, khiến cho nhanh bị lão hóa. Nấm là loại thực phẩm tiếp theo mà người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì cần biết và sử dụng.

Nấm có thể chế biến được thành nhiều món ăn như xào, luộc, nấu lẩu, món ăn chay...Một số loại nấm thường được sử dụng là nấm kim châm, nấm rơm, nấm hương, nấm mèo, nấm hải sản...

 

Rau quả tươi

 

Các loại trái cây và rau quả tươi chứa nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng giảm đau, kháng viêm, đồng thời bổ sung chất dinh dưỡng, giúp quá trình hấp thụ canxi trở lên tốt hơn. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả còn có lợi cho đường tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh về tim mạch, béo phì, tiểu đường, mỡ máu hiệu quả. Rau quả tươi là thực phẩm mà người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì nên sử dụng hằng ngày.

Hoa quả và rau xanh nên ăn là:

  • Cam, chanh, bưởi, ổi chứa nhiều vitamin C
  • Cà rốt giàu vitamin A, E giúp loại bỏ các gốc tự do, giảm tình trạng lão hóa và phòng chống ung thư:
  • Súp lơ: giàu vitamin K
  • Cà chua: giảm đau và chống viêm khớp...

 

Hải sản

 

Ăn hải sản sẽ cung cấp nhiều canxi như tôm, cua, mực, cá... Ngoài ra, các loại các biển như các thu, cá trích, các hồi... có chứa nhiều omega-3, một loại chất giúp cải thiện sức khỏe xương khớp và giảm đau, giảm viêm rất tốt.

 

Thoái hóa cột sống không nên ăn gì?

 

Ngoài việc biết bị thoái hóa cột sống nên ăn gì thì cũng cần chú ý đến các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe và xương khớp. Khi sử dụng các loại thực phẩm này còn có thể làm giảm công hiệu chữa bệnh của thuốc hoặc khiến tình trạng bệnh chuyển biến xấu đi. Các loại thực phẩm đó là:

  • Các loại đồ ăn nhanh, các thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ.
  • Các loại đồ uống có cồn như rượu bia, các chất kích thích như cà phê, đồ uống co ga.
  • Thuốc lá: có hại với phổi và làm giảm quá trình hấp thụ canxi.
  • Đạm đỏ như thịt chó, bò, dê...

 

Trên đây là những thực phẩm giải đáp cho câu hỏi bị thoái hóa cột sống nên ăn gì và không nên ăn gì. Chúc các bạn áp dụng thành công và nhanh chóng khỏi bệnh.

 

Cách chẩn đoán viêm khớp dạng thấp theo tiêu chuẩn của Mỹ và Việt Nam

Việc chẩn đoán viêm khớp dạng thấp sẽ giúp người bệnh phát hiện được chính xác bệnh của mình, từ đó đưa ra đường hướng điều trị bệnh. Vậy chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là như nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

f:id:thoaihoacongsongvn:20181228165039j:plain

Cách chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

 

Chẩn đoán xác định

 

Viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh tự miễn dịch có tính chất mạn tính. Trong đó hệ miễn dịch của cơ thể nhầm tưởng các tế bào khỏe mạnh là kháng nguyên lạ và tìm cách tiêu diệt nó. Hiện chưa có kết luận nào chính xác về nguyên nhân viêm đa khớp dạng thấp. Tuy nhiên có một số yếu tố có thể hình thành bệnh là yếu tố môi trường sống lạnh, ẩm thấp, yếu tố chấn thương và yếu tố di truyền. Triệu chứng điển hình khi đã phát bệnh là cách khớp sưng đỏ, nóng và biến dạng.

 

Đối với bệnh viêm khớp dạng thấp, hiện tại không có một triệu chứng nào tiêu biểu, có thể sử dụng để quyết định việc chẩn đoán. Để chẩn đoán chỉ có thể dụa vào tiêu chuẩn đã có sẵn.

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp của Mỹ (ARA). Gồm 11 tiêu chuẩn như sau:

  • Tê cứng khớp vào buổi sáng.
  • Đau khi vận động từ một khớp trở lên.
  • Sưng ít nhất một khớp.
  • Trong 3 tháng sẽ tiếp tục sưng ít nhất một khớp nữa.
  • Sưng khớp có biểu hiện đối xứng.
  • Xuất hiện các hạt thấp ở dưới da.
  • Khi chụp X-quang sẽ xuất hiện hình ảnh xương bị khuyết và hẹp khe khớp.
  • Xuất hiện yếu tố dạng thấp huyết thanh dương tính.
  • Chất muxin trong dịch khớp giảm.
  • Sinh thiết màng hoạt dịch bị tổn thương từ 3 lần trở lên.
  • Sinh thiết hạt thấp dưới da bị tổn thương điển hình.

 

Kết quả chẩn đoán

  • Chẩn đoán nghi ngờ khi bạn có 4 tiêu chuẩn và thời gian xuất hiện trên 4 tuần.
  • Chẩn đoán xác định khi bạn có 5 tiêu chuẩn và thời gian xuất hiện trên 6 tuần.
  • Chẩn đoán chắc chắn khi bạn có 7 tiêu chuẩn và thời gian xuất hiện trên 6 tuần.

 

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp ARA của Mỹ năm 1987

 

Hiện tiêu chuẩn này đang trở lên phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Tiêu chuẩn năm 1987 gồm 7 tiêu chuẩn như sau:

  • Bị cứng khớp vào buổi sáng và thời gian trên 1 giờ.
  • Sưng đau kéo dài ít nhất 3 khớp trong tổng sốn 14 khớp gồm các khớp: 2 khớp ngón gần, 2 khớp bàn ngón, 2 khớp cổ tay, 2 khớp khuỷu tay, 2 khớp gối, 2 khớp cổ chân và 2 khớp bàn ngón chân.
  • Sưng đau tại một trong 3 vị trí sau: khớp ngón gần, khớp bàn ngón tay và khớp cổ tay.
  • Sưng đau có tính chất đổi xứng.
  • Xuất hiện hạt thấp ở dưới da.
  • Xuất hiện yếu tố dương tính trong huyết thanh.
  • Xuất hiện các tổn thương ở khớp khi chụp ảnh X-quang.

 

Kết quả: chẩn đoán viêm khớp dạng thấp khi bạn có 4 tiêu chuẩn và thời gian bị bệnh trên 6 tuần.

 

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp ở Việt Nam

Ở Việt Nam do các thiết bị phương tiện máy móc còn thiếu nhiều nên việc chẩn đoán không theo các tiêu chuẩn trên được mà chủ yếu dựa vào các yếu tố xác định sau:

  • Bệnh nhân là nữ, tuổi từ trung niên trở lên.
  • Bị sưng viêm tại các khớp nhỏ là các khớp cổ tay, khớp bàn ngón, khớp đốt ngón gần, khớp gối, khớp cổ chân, khớp khuỷu...
  • Tình trạng viêm có tính chất đối xứng.
  • Cứng khớp vào buổi sáng.
  • Thời gian bị bệnh từ 8 tuần trở lên.

 

Chẩn đoán phân biệt

Cũng có nhiều bệnh lý khác về viêm khớp mà có cùng triệu chứng trên. Do đó cần chẩn đoán phân biệt viêm khớp dạng thấp với nhiều bệnh lý khác.

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp trong giai đoạn sớm. Cần phân biệt rõ ràng bệnh này với bệnh thấp khớp cấp tính, viêm khớp phản ứng và hội chứng Reiter.

Ở giai đoạn phát bệnh, cần phân biệt bệnh với các bệnh khớp khác như lupus ban đỏ, gout, hội chứng Pierre-Marie, thấp khớp vảy nến, thoái hóa khớp hoạt hóa, viêm cột sống dính khớp. Ngoài ra còn các bệnh về đường tiêu hóa, thần kinh, bệnh máu và ung thư.

 

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách chẩn đoán viêm khớp dạng thấp theo tiêu chuẩn của Mỹ và của Việt Nam. Hy vọng những thông tin này là hữu ích với bạn đọc và chúc các bạn có nhiều sức khỏe.